“Thị Tẩm” là cụm từ gần đây được cộng đồng mạng nhắc tới nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng biết thị tẩm là gì & Nguồn gốc của cụm từ này là như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
Hậu cung của vua chúa Trung Hoa xưa có tam cung lục viện, ba ngàn mỹ nữ vì thế Hoàng Thượng sẽ có rất nhiều phi tần, cung nữ, trong đó chỉ có một số ít được chọn để thị tẩm.
Mục lục
Thị Tẩm Có Ý Nghĩa Là Gì ?
Thị tẩm hay còn được gọi là sủng hạnh, lâm hạnh nó mang ý nghĩa là chỉ việc cung tần, mỹ nữ phục vụ chuyện chăn gối cho đế vương Trung Hoa xưa.
Hay nói một cách đơn giản, đây chính là cụm từ thể hiện hành động hoan lạc, quan hệ tình dục của vua chúa đối với phi tần của mình. Tưởng như đơn giản, nhưng từ thị tẩm lại là mơ ước của rất nhiều mỹ nhân thời xưa cũng như là nguồn cơn của rất nhiều trận tranh đấu.
Sống trong cung cấm thì bất kì phi tần nào cũng mong được Hoàng đế thị tẩm để một bước “lên tiên”, thay đổi vận mệnh. Ở mỗi triều đại, Hoàng đế sẽ có cách chọn lựa thị tẩm phi tần riêng. Đặc biệt ở triều Thanh, việc chọn phi để thị tẩm sẽ được quyết định khi Hoàng đế dùng bữa tối. Lúc này, quan chuyên trách sẽ bê một khay bạc đựng loạt thẻ bài xanh bên trên khắc tên các phi tần, Hoàng đế ưng người nào sẽ chọn thẻ bài của người đó.
Quy trình “Thị Tẩm” của các Hoàng Đế
Khi Hoàng đế chọn được phi tần ưng ý, quan phụ trách sẽ đưa tên người này đến cho Hoàng hậu duyệt. Hoàng hậu đồng ý sẽ liền đóng dấu để phi tần này hầu hạ Hoàng thượng. Nhưng Hoàng hậu kiên quyết không chịu thì phi tần đó sẽ không được thị tẩm. Chính vì cách lựa chọn thị tẩm phi tần rất riêng này mà Hoàng đế không được phép chuyên sủng một người nào.
Phi tần được chọn sẽ có thái giám tới tuyên chỉ và lập tức tắm rửa, trang điểm xinh đẹp, khỏa thân nằm sẵn lên một chiếc chăn trải trên giường. Sau đó, thái giám sẽ bịt kín mắt mình, cuộn chăn bên trong có phi tần đó lại và vác đến tẩm cung của Hoàng đế rồi đặt sẵn lên giường.
Tuy nhiên theo Thanh Sử Cảo ghi lại thì lại khác đôi chút:
Vua sẽ lật thẻ bài để chọn người hầu hạ mình mỗi đêm. Thái giám của Kính sự phòng sẽ dâng lên những thẻ bài của các mĩ nhân. Hoàng thượng chọn ai sẽ lật úp thẻ bài của người đó trên khay đựng thẻ bài thị tẩm.
Việc lật thẻ bài này sẽ được thực hiện trước khi nhà vua dùng cơm tối. Mỹ nhân được chọn thông qua lật thẻ bài sẽ phải chuẩn bị trước và dùng cơm với hoàng thượng trong bữa tối hôm đó. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện mỗi ngày. Và không hề có cảnh quấn chăn như trong phim mà chúng ta thường xem
Về cơ bản được hiểu rằng mỗi triều đại khác nhau sẽ có quy trình thị tẩm khác nhau. Đôi khi giống trên phim hoặc cũng có thể không giống
Vua Thường Thị Tẩm Ở Đâu ?
Đối với phi tần và các mỹ nhân thông thường, hầu hết đều được đưa đến thị tẩm tại nơi nghỉ ngơi của hoàng thượng tại Dưỡng Tâm Điện. Còn đối với hoàng hậu, nhà vua có thể đến cung và nghỉ lại cung của hoàng hậu hoặc thị tẩm hoàng hậu tại Thế Thuận Đường – Đông Nhĩ Phòng của Dưỡng tâm điện.
Tất cả các phi tần đều được thị tẩm ?
Thực chất, có rất nhiều mỹ nhân cả đời không được một lần ân sủng. Đó là do trong cung có quá nhiều người đẹp, thậm chí có những người được đưa vào cung làm phi tần khi vua đã già yếu và không còn sức lực cho việc ái ân.
Nổi bật nhất cho trường hợp này có thể kể tới Tấn phi Phú Sát thị của Càn Long đế.
Xuất thân từ Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ với gia thế cực kỳ hiển hách – cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu, bà vẫn không được ân sủng. Nguyên nhân là do bà được đưa vào làm quý nhân của Càn Long vào năm Gia Khánh thứ 3. Lúc này Càn Long đã là Thái Thượng Hoàng 88 tuổi, không còn sức để mưa móc chứ đừng nói đến ban ân sủng cho lục cung. Chính vì vậy, phần nhiều các nhà sử học cho rằng Tấn phi chưa từng được lâm hạnh. Trải qua suốt đời vua Gia Khánh, Phú Sát Thị vẫn chỉ ở phong vị quý nhân. Phải đến khi Đạo Quang lên ngôi nhận thấy nàng là phi tần duy nhất còn lại của Càn Long còn sống mới kiến nghị tôn sùng hiệu vị lấy thân cúi chào. Khi đó, bà mới chính thức trở thành Tấn Phi và được hưởng những nghi lễ tương đương. Lúc này, Càn Long Đế – Phu quân của bà đã mồ yên mả đẹp từ rất lâu.
Trường hợp được Thị Tẩm nhưng không được mang thai
Sau khi được hoàng đế ân sủng, trừ hoàng hậu và những quý phi thì những phi tần khác không được phép ở lại. Sau khi hoan ái, thái giám sẽ vào hỏi hoàng đế có muốn giữ lại long tinh trong người phi tần hay không.
Trường hợp không muốn giữ lại, thái giám sẽ bấm vào một huyệt trên người của phi tần để đẩy long tinh ra ngoài. Thậm chí một số trường hợp còn sử dụng nhiều biện pháp thô bạo hơn như sử dụng dụng cụ bơi móc để móc hết long tinh ra ngoài.
Tuy nhiên, đây là phương pháp tránh thai không mấy khoa học, với xác suất tránh thai không cao. Do đó không thể tránh khỏi một số trường hợp phi tần vẫn mang trong mình long chủng, sẽ bị thái giám bắt uống thuốc phá thai.
Thời điểm “Đặc Biệt” được Thị Tẩm
Hoàng cung Trung Hoa tin rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất vào những đêm trăng tròn. Bởi thời khắc đó tính Âm của phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự cân xứng hài hòa với tính Dương của bậc Đế vương. Vào những đêm ấy, nếu thụ thai, đứa trẻ được thành hình cũng sở hữu khí chất phi phàm, xuất chúng.
Thông thường, Hoàng hậu hay quý phi sẽ được ưu ái kề bên Hoàng Thượng vào những đêm trăng sáng. Khi xem phim Diên Hi Công Lược, để ý kĩ bạn sẽ thấy Nhàn Phi cũng được truyền vào 1 đêm trăng sáng. Ngược lại, thời điểm trăng non sẽ dành cho phi tần có thứ bậc thấp hơn. Tuy nhiên, thực tế vô cùng phũ phàng, từ cấp quý nhân trở xuống, phần đông trong số họ suốt đời không thể gần gũi với thiên tử, chỉ mãi giam mình trong bốn bức tường lạnh lẽo của Tử Cấm Thành, tuổi thanh xuân phai tàn, chết già mà chưa biết được mùi vị của vua.
Việc thị tẩm phi tần cung nữ của Hoàng đế Trung Hoa được tiến hành vô cùng quy củ và nghiêm ngặt. Có sự nghiêm ngặt trong “chuyện giường chiếu của vua chúa” là do các vị quan thần không muốn người đứng đầu một nước ăn chơi sa đọa, ham mê nữ sắc mà bỏ bê triều chính, trở thành hôn quân.
Trên đây là những thông tin chúng tôi sưu tầm được về những quy tắc trong chốn thâm cung ngày xưa, mong rằng đã phần nào giải đáp được câu hỏi thị tẩm là gì.