+10 Loại Cây Trúc Cảnh Đẹp Hợp Phong Thủy Được Ưa Chuộng

Cây Trúc Cảnh thuộc một trong 4 loại câу tứ quý của Việt Nam “tùng, cúc, trúc, mai”. Là một trong những loại cây cảnh рhổ bіến hiện nay có thể vun trồng ở các không giаn như ngoài sân vườn hay bên trong nhà, ngoài vіệc mang đến yếu tố thẩm mĩ đẹp như dạng cây trang trí, các loại trúc cảnh sở hữu nhiều ý nghĩa đặc biệt. Vậy hãy cùng tìm hiểu các loại cây trúc cảnh và ý nghĩa của từng loại nhé!

Tìm hiểu về đôi nét về cây trúc

Cây trúc hay còn được gọi với tên gọi khác là cương trúc (tên khoa học: Phyllostachys) là một chi thuộc tông Tre. Các loài này là thực vật bản địa châu Á, tập trung nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện tại đã được trồng làm cảnh rộng rãi ở cả vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới…  trong đó có Việt Nam.

cây trúc quân tử

  • Thân thẳng có các đốt cách nhau, bên trong thân là phần ruột rỗng, lớp thịt mỏng. Thân có chiều cao từ từ 3-7m và có đường kính thân từ 2-5cm, độ dẻo dai cao.
  • Lá của trúc cũng giống như lá của tre nhưng ngắn và thon hơn. Viền lá có những gai nhỏ nhám khi chúng ta chạm vào.
  • Hoa của trúc thường rất hiếm khi thấy chúng, hoa thường có màu trắng và vàng. Hoa mọc ra từ những cành ngoài cùng của cây. Hoa của trúc không có mùi thơm đặt biệt mà chỉ thoảng nhẹ trong không khí mà thôi.
  • Trúc thuộc giống cây thân thảo nên rễ của trúc là rễ chùm và có độ bám dính vào đất cực kì tốt. Rễ trúc rất nhiều và có rất nhiều mao hút nên có thể sống ở hầu hết mọi nơi, chịu hạn rất tốt.

Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Trúc gồm: trúc cảnh, trúc đen, trúc hoa long hay trúc vàng, trúc lùn, trúc vuông. Trong đó cây trúc cảnh là cây bụi thưa có thân mềm, màu mốc trắng; rễ bò dài; măng màu xanh có đốm tím.

Top các loại cây trúc cảnh đẹp, được yêu thích hiện nay

Cây Trúc Quân Tử

Cây Trúc Quân Tử là loài cây khá quen thuộc đối với những ai yêu thích cây xanh hoa kiểng; Chúng là loại cây nằm trong danh sách những loại cây thông dụng trong trang trí sân vườn cảnh quan.

cây trúc quân tử

Trúc Quân Tử có thân mảnh mai, dễ trồng và dễ chăm sóc; chúng thường trồng thành hàng rào tạo lối đi thẳng hàng hoặc trồng cạnh các bờ tường nhà; che chắn những bức tường xấu, thô kệch, mang lại trong khí trong lành, mát mẻ và thanh bình đến cho những nơi mà chúng xuất hiện.

Cây trúc quân tử mang ý nghĩa trường xuân; may mắn, tượng trưng cho sự vững vàng, chắc chắn khi gặp nghịch cảnh; sự uyên bác, trí tuệ tinh thâm, cho người người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề lung lay.

Cây Trúc Cần Câu

Cây trúc cần câu còn có tên gọi khác là trúc câu cá, tre cần câu, trúc bạch… Thân cây thẳng đứng, hình trụ tròn đường kính khoảng 2-3cm; được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 25-30 cm; ở đốt thân mọc nhiều nhảnh nhỏ hướng ngang ra ngoài; phần trên của thân là ngọn, lá cũng tập trung ở phần này nhiều hơn, một bụi trúc có nhiều thân.

Nhìn chung thân có màu xanh bóng, thân mềm bên trong thân trống rỗng nhưng rất chắc khỏe.

Thân có độ bền, nên nhiều người sử dụng để làm cần câu cá, đây cũng chính là lý do có tên là trúc cần câu. Bụi trúc có rễ đan xen bám chặt nên có tác dụng giữ vùng đất chống xói mòn, nên cũng được trồng nhiều ở bờ sông kênh rạch, để giữ ranh giới bờ cõi.

Trúc cần câu mang ý nghĩa như một quân tử, lòng dạ ngay thẳng, đây như một hình ảnh của quê hương đất nước, thể hiện sự trung dũng kiên cường và bất khuất.

Cây Trúc Quan Âm

Cây trúc quan âm còn có tên gọi khác là cây trúc phật bà. Cây trúc quan âm thuộc loại cây bụi, có chiều cao khoảng 1-5m, đường kính thân 1-5 cm.

Thân trúc rất đặc biệt không giống các loại trúc khác thân thẳng tuột mà trúc phật và thân cong dạng sóng,tròn và mập, ở giữa phình to; vỏ trúc quan âm có màu xanh lục thẫm, khi về già thì màu hơi ngả vàng. Lá hình mác,  gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, trên phiến lá có gân.

Phía gần ngọn có nhiều nhánh cây mọc đối xứng nhau tựa như phật bà đang dang tay nên được gọi là trúc quan âm. Các nhánh có nhiều đốt tròn giống như ở thân cây nhưng nhỏ hơn. Trên thân có mo ở mỗi mắt, đó là vỏ ngoài của cây khi còn non, khi trưởng thành thì lớp mo này rụng xuống.

Cây trúc quan âm tượng trung cho hạnh phúc, no đủ. Nên trồng trúc quan âm trước và sau nhà thì gia chủ sẽ có nhiều may mắn, tốt lành.

Cây Trúc Mây

Cây trúc mây còn có tên gọi khác là cây trúc mây đài loan, cây mật mật Đài Loan, cây mật mật. Cây trúc mây có chiều cao từ 1-2 m với một chiêc chậu cao khoảng 50 cm rất thích hợp để trong phòng làm việc, sảnh nhà, mặt tiền nhà… Cây trúc mây mang lại một không gian xanh cho căn phòng của bạn, giúp cải thiện không khí trong lành.

Sử dụng trong ban công, hành lang, cửa sổ nơi có chỗ treo. Trong phòng nghỉ, phòng khách, nhà nghỉ, khách sạn, nơi có không gian mở, nơi nghỉ dưỡng…v.v

Người ta thường tặng chậu Cau Trúc Mây cho những người cần sự động viên, khích lê, hoặc những người không ngại khó khăn gian khổ để thử thách  để vươn lên mọi khó khăn như thân cây vẫn luôn mọc thẳng vậy.

Cây Trúc Nhật

Cây cao khoảng 0,5m đến 1m, phân chia nhánh nhỏ. Lá cây mọc đối hay vòng, thuôn tròn dài, mỏng như lá tre, nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Đầu lá nhọn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ. Phiến màu  xanh nhạt có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt (lá càng non càng loang lổ nhiều).

trúc nhật

Hoa nhỏ, màu trắng tinh khiết, tạo cho người nhìn cảm giác an yên, nhẹ nhàng. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh tạo thành cụm hoa dạng chùm dài, cuống chung vươn ra.

Trong phong thủy, cây trúc Nhật tượng trưng cho sức sống kiên cường của con người, dám đương đầu với khó khăn, thử thách hay thất bại. Cây còn có ý nghĩa sẽ giúp gia chủ có cuộc sống an nhiên hơn, và luôn thuận hòa, vui vẻ. Nhiều người cũng tin rằng loại cây này có thể giúp trừ tà, xua đuổi điềm dữ cho người trồng.

Ngoài trồng nội thất thì cây trúc nhật còn là cây trồng cảnh quan sân vườn, công viên, các tiểu cảnh… phù hợp những nơi có bóng râm. Hiện nay những quán café hay phòng trà người ta cũng rất chuộng trồng cây này.

Cây trúc Phú Quý

Cây có thể phát triển cao khoảng 40 – 50 cm. Thân cây mọc thẳng đứng, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2 – 3 cm., có màu xanh đậm hoặc hơi ngả màu vàng nhạt ở vị trí các đốt, nơi lá mọc.

trúc phú quý

Trúc Phú Quý là loài cây không có cành. Lá cây không mọc thành từng chùm mà mọc thành từng chiếc đơn có bẹ ép sát vào thân. Lá cây có màu xanh bóng, hình giáo mác, nhọn dần về phía đuôi lá. Lá thường dài khoảng 10 – 15 cm và rộng 2 – 3 cm.

Từ xưa đến nay, giống cây này được trồng với ý nghĩa mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia chủ. Nhiều người quan niệm, khi đặt một chậu trúc trên bàn làm việc thì sự nghiệp suôn sẻ, có nhiều may mắn, cơ hội và thăng tiến như diều gặp gió.

Trúc Phú Quý là loại cây cảnh dùng để trang trí văn phòng làm việc, nhà ở, bàn ăn, nhà hàng, khách sạn…Với hình dáng độc đáo và hấp dẫn, trúc phú quý luôn được yêu thích và được lựa chọn làm quà tặng mỗi bạn bè, người thân. Đặc biệt, nó còn giúp làm sạch không khí bằng cách lọc hết bụi bẩn trong không khí.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trúc cảnh

Chuẩn bị đất

Đất trồng cây là đất thịt pha thêm xơ dừa, tro bếp, mùn trấu cùng 1 ít phân hữu cơ. Bạn trộn đều những nguyên liệu trên với nhau theo tỷ lệ 10: 40:30:10:10 sau đó bạn ủ cho chúng mục ra bằng cách cho thêm vôi bột (để khử mầm bệnh) và nước (cho phân đủ ẩm).

Kỹ thuật trồng trúc cảnh

  • Đào hố trước khi trồng 1 thời gian để khử mầm bệnh trong đất. Hố trồng cao khoảng 20cm và phải sâu hơn bầu đất 20cm mới được. Sau đó bạn cho hỗn hợp trên vào hố. Nếu trồng ở chậu thì khi cho hỗn hợp trên vào bạn cần chú ý không được bịt lỗ thoát nước đi.
  • Nhẹ nhàng mang bầu cây đặt vào hố hoặc chậu sao cho mặt bầu ngang với miệng hố, miệng chậu là được. Chú ý, không nên để bầu nhô cao hoặc tụt xuống thấp quá.
  • Dùng tay nén chặt đất ở bầu cây sau đó đổ hỗn hợp đất trồng trên và nén chặt xuống.
  • Sau khi trồng xong thì tưới nước đẫm gốc cây là xong. Cuối cùng dọn sạch chậu hoặc chỗ trồng là được.
  • Ngoài ra bạn có thể trồng thêm dương xỉ dưới gốc trúc để vừa phủ đất lại vừa tạo vẻ đẹp cho cả khóm trúc bạn vừa trồng.

Hướng dẫn chăm sóc cây trúc cảnh

Ánh sáng

Đặc điểm của trúc là thích ánh sáng nên bạn cần trồng chúng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào được. Nếu là trồng chậu thì mỗi ngày mang ra phơi nắng cho chúng vài giờ để cây luôn xanh tươi.

Tắm nắng thường xuyên sẽ giúp cây cứng cáp, khỏe mạnh tự nhiên. Lá cây đón được nhiều ánh nắng quang hợp tốt cũng sẽ xanh hơn. Khi không đủ ánh nắng lá sẽ xuất hiện những đốm đen xấu xí.

Tưới nước

Trong quá trình chăm sóc cần chú ý bón phân thường xuyên và bổ sung thêm đất cho cây. Do đặc tính của chúng là nhiều rễ mà lại là rễ nổi, lá nhiều nên việc này rất quan trọng.

Đất khi bổ sung cần là loại tơi xốp thoáng khí, đặc biệt là thoát nước tốt. Đất bạn có thể pha thêm cát để tăng hiệu quả thoát nước. Muốn cây luôn cho lá xanh thì đều đặn 2 tuần bón phân hữu cơ cho chúng 1 lần là được.

Đây là loại cây ưa ẩm nhưng không vì thế bạn được để chúng sũng nước nhé. Đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cây là được rồi. Chú ý, gốc cây phải đảm bảo cao hơn đất trồng để rễ được thông thoáng, làm việc tốt hơn. Nếu thấy lá cây cuộn tròn lại thì có nghĩa cây đang thiếu nước đấy!

Cắt tỉa và tạo tán

Trúc chăm sóc và phơi nắng đầy đủ sẽ phát triển rất nhanh. Vì thế, bạn cần chú ý thường xuyên tỉa bớt cành lá để cây giữ được hình dáng đẹp nhé! Mỗi tháng bạn có thể phun cho chúng ít phân bón vào lá đồng thời bón phân vi sinh cho cây để lá luôn đẹp. Vì đây là giống cây chơi lá mà.

Khi thấy lá trúc có hiện tượng cháy ở đầu thì có thể chúng thiếu nước hoặc thiếu dinh dưỡng đấy! Lúc này vừa phải bón phân cho cây vừa chú ý tưới nước đều đặn để lá cây đẹp trở lại như cũ. Ngoài ra bạn cũng nên có 1 ít thuốc trừ rệp trong nhà để phòng tránh trúc bị rệp làm hại.

Việt Nam có rất nhiều loại trúc khác nhau. Trên đây là các loại cây trúc cảnh phổ biến và được yêu thích hiện nay. Mỗi loài Trúc đều có những đặc điểm và công dụng riêng. Hy vọng bạn có thể tìm được loại phù hợp với sở thích của mình.