Vậy những loại cây nào chỉ cần thả vào nước là sống được? Có những lưu ý gì khi chăm sóc các loại cây này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Lợi ích trồng cây thủy sinh với bể cá
- Tác dụng như hệ thống lọc nước: Trong khi bộ lọc treo (hang on back) và bộ lọc thùng (canister) cung cấp lọc cơ học và sinh học tốt, thì các cây thủy sinh cung cấp cách lọc có một không hai. Cây có thể hấp thụ và loại bỏ tất cả các loại chất thải tạo ra bởi thủy sinh vật, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy, và thậm chí cả các kim loại nặng.
- Tác dụng sủi khí: Thay vì đặt viên sục khí (cục sủi, air stones) và máy thổi khí (máy sủi oxy, air pumps) vào bể nuôi cá làm mất thẩm mỹ, cây thủy sinh có thể cung cấp đủ lượng oxy trong bể nuôi cá cảnh khi hấp thụ carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra trong quá trình nuôi.
- Đẩy lùi rêu tảo: Cây thủy sinh có thể làm điều này bởi vì chúng thực hiện quang hợp. Trong quá trình này, thực vật hấp thụ các chất dinh dưỡng, ánh sáng, và carbon dioxide (CO2) để giải phóng oxy (O2) như một sản phẩm phụ.
- Làm ngôi nhà cho cá: Có càng nhiều loại thực vật phát triển trong bể cá cảnh thì bạn sẽ thấy tảo ít hơn trong bể cá đó. Trong thực tế nếu bể cá có sự cân bằng, nơi mà thảm thực vật phát triển tốt, việc bảo dưỡng bể cá sẽ tiêu tốn ít thời gian và công sức của bạn hơn.
Những loại cây thủy sinh không cần đất nền
Rêu là nhóm các loại cây thủy sinh không cần đất nền
Rêu là một nhóm các loài thực vật, không có hoa, hạt cũng không có rễ. Các loại rêu phổ biến trên thị trường có rêu Peacock, rêu Willow, rêu Mini Pelia, rêu Rose moss, Trân châu ngọc trai, rêu Flame (rêu lửa), rêu Weeping, rêu Stringy, rêu Java , rêu Mini Taiwan, Red Moss, rêu Riccia, rêu Us fiss… và một số loại khác cùng họ.
Công dụng chủ yếu của rêu là tạo nên cảnh quan gần giống với tự nhiên nhất bằng cách buộc vào gỗ, đá… Rêu cũng là môi trường yêu thích của cá, tép cảnh, ốc… Bởi cá và tép dùng rêu làm tổ đẻ trứng. Đồng thời rêu còn hấp thu chất thải của cá.
Rêu là nhóm thực vật ưa bóng. Trong môi trường bể không lắp đèn cũng có thể sinh trường rất tốt. Nhưng trong phòng bắt buộc phải có ánh sáng. Cường độ ánh sáng khác nhau thì hình thái phát triển cũng khác nhau.
Rất nhiều loại rêu không yêu cầu chăm sóc khắt khe. Có thể chịu đựng được ánh sáng yếu, không cần sục khí CO2. Còn có thể sinh tồn dựa vào lượng dinh dưỡng cực ít. Là loại cây thủy sinh không cần đất nền. Nhưng nếu như được chiếu sáng hợp lý, cung cấp đầy đủ khí CO2 và lượng lớn chất dinh dưỡng. Rêu sẽ phát triển mạnh theo đúng ý người chơi.
Cây ráy lá nhỏ
Cây Ráy lá nhỏ hay Ráy nana là một loại cây thủy sinh không cần đất nền. Có nguồn gốc ở Tây Phi. So với những loài cây khác, cây Ráy thủy sinh có sức sống dẻo dai và cách trồng rất đơn giản. Ráy lá nhỏ có màu xanh đậm, gân lá rõ ràng. Khi trồng trong bể thủy sinh, cây hầu như không có sự thay đổi gì, chỉ có màu sắc lá hơi nhạt đi.
Cây Ráy lá nhỏ có thể phát triển trong môi trường ánh sáng yếu. Nhưng ánh sáng dồi dào sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu trồng cây bằng nước mềm (thiếu canxi), cây thường bị thối rễ.
Hàm lượng NO3 trong nước phải thấp. Cây Ráy thủy sinh không cần thêm khí CO2 vẫn có thể sinh trưởng được. Nhưng nếu như muốn lá xanh tươi mập mạp thì nên sục nhiều khí CO2. Mặc dù là cây thủy sinh không cần đất nền, nhưng tốt nhất là bón phân nước định kì.
Cây Rong Đuôi Chó
Rong đuôi chó là loại cây thủy sinh không cần đất nền điển hình. Có sức sống cực mạnh, sông suối hoặc ruộng nước đều có thể tìm thấy. Rong đuôi chó có tốc độ sinh trưởng nhanh. Vừa chịu được lạnh lại chịu được nóng. Đặc biệt không cần chăm sóc đặc biệt. Chỉ cần có nước và ánh sáng là có thể sinh trưởng bình thường. Rất thích hợp cho những người mới chơi thủy sinh.
Rong Đuôi Chó không cần rễ để phát triển. Toàn bộ cây lơ lửng trong nước. Sự sinh trưởng có mối liên hệ mật thiết đến cường độ ánh sáng. Với cường độ ánh sáng 2%-3%, cây sinh trưởng khá chậm. Cường độ ánh sáng 5%-10% thì phát triển nhanh chóng. Nhưng ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cho cây bị chết.
Độ pH phù hợp cho cây phát triển là 7.6 đến 8.8. Nhưng trong khoảng 7.1 đến 9.2, cây rong vẫn phát triển bình thường. Nguồn nước càng giàu đạm, cây càng xanh tươi.
Bèo Nhật
Cây thủy sinh bèo nhật dễ trồng với những chiếc lá tròn bề mặt nhẵn, cây thủy sinh bèo nhật được nhiều anh em chơi thủy sinh dùng bởi vẻ đẹp thanh thoát của nó hơn nữa loài cây này lại không cần đất nền, giữ gìn môi trường sinh thái cho nước rất tốt, cây thủy sinh bèo nhật sống ở bề mặt nước, chúng sinh sôi phát triển rất nhanh.
Rau má dù
Đây là loại cây sống không cần phân nền, tuy nhiên chúng thuộc loại có thân cây nên cần phải có chút đá hoặc sỏi phía dưới nền để bám dễ, nguồn gốc xuất xứ của cây rau má dù này là từ Nam Mỹ, điều kiện sống và phát triển cần ánh sáng cao, chiều cao của cây từ 3-10cm.
Cây Tảo Cầu
Đây là một loại tảo với thân cây nhỏ bé như những sợi tóc đan vào nhau, khi thả vào trong hồ thủy sinh tạo thành những khối xanh rờn, rất phù hợp với những bạn chơi thủy sinh với bố cục rừng amazone. Cây thủy sinh tảo cầu sống không cần đất hay phân nền, vị trí sinh sống nằm ở phía dưới đáy hồ thủy sinh, cuộn thành những khối hình tròn bằng nửa nắm tay nhìn rất bắt mắt.
Cây thủy sinh thanh đản
Cây thanh đản thích hợp trồng trong rất nhiều loại bể từ các bể thủy sinh hoặc cũng có thể thả vào các bể không có nền như bình thủy tinh tròn, bể cá nhỏ mà không cần chất dinh dưỡng cho nó cây sẽ tự hút chất dinh dưỡng từ chất thải của cá hòa tan trong nước đồng thời làm cho nước thêm trong sạch giảm mùi hôi tanh , giảm lượng NO3- trong nước hình thành khi cá thải ra
Trong các loại cây thủy sinh thì có lẽ chỉ có loại cây này có thể thích hợp trồng trong nhiều loại bể cá như vậy nó đặc biệt dễ sống không cần ánh sáng quá nhiều, không cần phân, không cần chăm sóc, không cần phân nền cây có thể buộc vào lũa hoặc đá. bạn có thể bổ sung phân nước cho cây để cây xanh tốt và ra lá mượt mà hơn.
Bèo vẩy ốc
Tên khoa học Salvinia Natans, thuộc họ Bèo Ong (Salviniaceae). Sống trôi nổi chủ yếu ở các ao đầm, và trong các bể cá cảnh.
Cây gần như không có thân, sống thủy sinh. Rễ chùm mềm, và nổi trên mặt nước. Lá kép gồm hai lá phụ dính nhau, mọc đối, màu xanh phủ lớp lông mịn không thấm nước. Khi lá già xếp lớp lên nhau như vảy cá. Loại cây này khá hiếm thấy chúng ra hoa.
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ thủy tinh dễ sống và thích hợp với nhiều môi trường nước khác nhau. Thân mềm, có lá nhỏ màu xanh đậm cho nên rất dễ thích nghi. Chính vì thế nó ngày càng được nhiều người lựa chọn. Môi trường sống lý tưởng của loài này là ánh sáng, có phân nền hoặc không. Bên cạnh đó cần dòng chảy nhẹ giúp cây phát triển tốt.
Cây diệp tài hồng – Vua thủy tề
Diệp tài hồng lá đỏ thường là loại cây để bổ sung một chút sắc đỏ vào trong hồ nếu thấy quá xanh hoặc thiếu sắc. Loại này không cần thiết phải nhiều đất nên , phân bón hay Co2 tương đối dễ dàng chăm sóc , không cầu kì. Cường độ của màu đỏ phụ thuộc vào ánh sáng và chất dinh dưỡng.
Trên đây là top các loại cây thủy sinh không cần đất nền, hy vọng bạn đã cung cấp đa dạng nhiều loại cây giúp bạn có sựa lựa chọn tốt nhất cho bể cá của mình.