Đặc điểm cây điệp lào
Cây điệp lào (Calliandra emarginata) hay còn gọi là cây kiều hùng hoa đỏ vì hai loài cây này có kiểu hoa giống nhau, thuộc cùng một họ chỉ khác nhau về chi loài. Chúng là loài cây cảnh có xuất xứ từ châu Mỹ, hiện nay, đã được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
- Tên thường gọi: Cây điệp lào, cây diệp lào, cây kiều hùng hoa đỏ, cây kiều hùng lùn
- Tên khoa học: Calliandra emarginata
- Tên tiếng anh: Red Powder Puff, Blood Red Tassel Flower, Blood red Tassel Flower, Dwarf Powder Puff.
- Họ thực vật: Fabaceae (Đậu)
- Chiều cao: 40-50 cm
Cây điệp lào là cây gỗ nhỏ dạng bụi, thường chỉ cao 1-3 m, cành dài mềm, lòa xòa sát đất. Lá cây điệp lào kép lông chim có 2 – 4 đôi lá phụ dạng thuôn lệch, màu xanh, bóng nhẵn. Hoa cây điệp lào nhỏ, màu đỏ tươi, cả cánh hoa ở gốc lẫn nhị đực thò ra thẳng, cây ra nhiều hoa quanh năm. Quả ít gặp.
Cây điệp lào có hoa sặc sỡ, lạ mắt, cây có kích thước vừa phải, cành nhánh mảnh mai, mềm mại, lá đẹp, nên ngày càng được trồng phổ biến để trang trí sân vườn, khuôn viên, trường học.
Tác dụng của cây điệp lào
Nhờ vào sắc hoa nổi bật, cành nhánh mảnh mai duyên dáng mà cây điệp lào rất được yêu thích khi trồng trang trí khuôn viên sân vườn nhà phố, biệt thự,…
Trồng tạo điểm nhấn ở những khu vực công cộng như công viên, trường học, đình chùa,…Trồng kết hợp với nhiều loại kiểng lá màu khác trên nền cỏ xanh mượt mà càng tạo thêm điểm thích thú cho người nhìn.
Loài cây này còn được trồng vào chậu sứ hay chậu đá mài đặt sân vườn, quán cà phê; tô điểm ban công, sân thượng thêm sắc màu và thú vị. Những cánh hoa nhỏ xinh, đỏ thắm bung nở nhẹ nhàng trong nắng ban mai càng làm cho không gian trở nên lung linh và ấn tượng hơn.
Điệp lào còn có ưu điểm là thân dẻo vì thế nhiều người đã uốn nắn tạo thành cây cảnh bonsai đẹp mắt.
Cách trồng và chăm sóc cây điệp lào
Cây điệp lào rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm, trên nền đất màu mỡ, ẩm ướt nhưng thoát nước tốt và chỗ đủ ánh sáng, ít bị sâu bệnh hại, không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Cây dễ phát triển nhờ tái sinh bằng hạt. Hạt dễ nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm cao.
- Cây điệp lào dễ phát triển nhờ tái sinh bằng hạt. Hạt dễ nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm cao.
- Điệp lào là giống cây ưa nắng nên khi trồng phải chú ý nơi có nắng đầy đủ. Nếu thiếu nắng cây vẫn sống nhưng khó có hoa.
- Bạn có thể tưới nước từ 1 – 5 lần/ngày tùy theo nhu cầu nước của cây và điều kiện thời tiết để cây phát triển tốt.
- Cây ra hoa mạnh và phát triển nhanh nên cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón thúc 1 năm/lần với liều lượng 0.5kg phân rong biển và 50g phân vi sinh cho 1 gốc cây hoa Điệp Lào.
- Điệp lào ra hoa tốt trong chậu được. Tùy theo độ lớn cây mà ta chọn loại chậu phù hợp với thẩm mỹ, và điều kiện cá nhân. Trung bình cây cao 1m thì phù hợp với loại chậu đường kính 40cm trở lên. Khi trồng chú ý thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của chậu.
- Đất trồng phải tơi xốp, đảm bảo thoát nước tốt. Có thể dùng loại đất sạch để trồng cây. Hoặc dùng hỗn hợp, tro, trấu, bụi dừa, đất thịt để trồng cây.
- Cây điệp lào ít bị sâu bệnh hại, không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý bắt sâu đục thân.
Trên đây là một số thông tin về cây điệp lào, hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích. Đặc biệt để cây điệp lào ở vườn nhà đẹp hơn, bạn có thể tìm hiểu cách uốn bonsai hoặc đơn giản là cắt tỉa cành tạo dáng cho cây nhé.