【So Sánh】Vải Địa Kỹ Thuật Dệt Và Không Dệt Chi Tiết

Vải địa kỹ thuật là một trong những loại vật liệu địa kỹ thuật chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình. Trong đó, việc phân biệt giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt là điều được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vì mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất và ứng dụng riêng vào từng công trình. Vậy hãy cùng tìm hiểu cũng như so sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại vải địa kỹ thuật này nhé.

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật là một loại vật liệu chuyên dùng trong sản xuất đường xá, đê điều. Đây là một loại vải đặc biệt, là trợ thủ đắc lực trong công việc. Trên thực tế, người ta sẽ phải tính toán cẩn thận khối lượng của đất, lưu lượng của nước,… khi sử dụng loại vải này. Sự tính toán kỹ lưỡng này sẽ giúp hạn chế rủi ro và nâng cao độ bền, chất lượng cho công trình.

Lợi ích khi sử dụng vải địa kĩ thuật

  • Cho phép tăng cường lớp đất đắp bằng việc tăng khả năng tiêu thoát nước
  • Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu
  • Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng
  • Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất, đặc biệt trong vùng chuyển tiếp
  • Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong xây dựng

  • Vải thường được dùng để trải bên dưới các đầu cầu giúp nền được gia cố. Bởi loại vải này có khả năng gia cường như thép xây dựng, phân cách nền, kháng thủng CBR và cường độ chịu rách cực cao.
  • Vải giúp cố định hệ thống ống nước tại những vùng nước dân sinh có địa chất yếu. Cách này thiết kiệm và thực hiện dễ dàng hơn là việc gia cố bằng mổ lớp đất cát tốn chi phí.
  • Nổi bật với tính năng lọc nước, giữ cát và đất đá tốt nên vải được ứng dụng tạo hình hòn non bộ. Chúng còn được sử dụng để bọc cây giúp giữ đất và sự thoát nước vì có đặc tính kháng UV cao
  • Ngoài ra, vải còn giúp gia cường, giữ đất cát và bảo vệ cốt kè cực tốt khi có sự xâm nhập của nước. Vì vậy, tại các công trình đề kè lớn thì không thể thiếu vải địa kỹ thuật chống thấm khi thi công.

Các loại vải địa kỹ thuật thông dụng

Tùy theo sợi vải và tính chất mà vải địa kỹ thuật được chia thành 3 loại chính và mỗi loại sẽ được ứng dụng trong các công trình xây dựng với yêu cầu kết cấu khác nhau. Ba yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lựa chọn vải địa kỹ thuật là độ bền kéo, độ giãn dài và khả năng thoát nước.

Sự đa dạng về chủng loại và đơn vị sản xuất thường gây ra những khó khăn nhất định cho nhà thầu, đơn vị xây dựng khi phải lựa chọn. Tuy nhiên, nó cũng giúp nhà thầu tối ưu hóa chi phí do cạnh tranh về giá giữa vải địa kỹ thuật trong nước và nhập khẩu.

Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).

Đặc điểm

  • Chức năng phân cách
  • Chức năng gia cường, gia cố mái dốc
  • Chức năng bảo vệ
  • Chức năng lọc
  • Chức năng tiêu thoát nước

Ứng dụng

  • Lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lực thuỷ động từ bên trong bờ, mái dốc;
  • Triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa…
  • Khôi phục nền đất yếu.
  • Phân cách ổn định nền đường.

Các thương hiệu vải địa không dệt

  • Thương hiệu ART;
  • Thương hiệu Haicatex;
  • Thương hiệu VNT;
  • Thương hiệu TS;
  • Thương hiệu PH.

Vải địa kỹ thuật dệt

Có kiểu dáng giống như vải may, vải địa kỹ thuật dệt được tạo thành từ các sợi dệt ngang dọc. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lý nền đất khi có yêu cầu.

Đặc điểm

  • Cường độ chịu kéo cao (từ vài chục đến vài trăm kN/m).
  • Độ giãn dài thấp (<25%).
  • Kích thước ổn định và có khả năng tiêu thoát nước.

Ứng dụng

  • Gia cố nền đường đắp
  • Khôi phục nền đất yếu
  • Liên kết các cọc
  • Đệm nền có nhiều lỗ hổng
  • Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát

Các thương hiệu vải địa dệt phổ biến nhất hiện nay.

  • Vải địa kỹ thuật dệt DJ;
  • Vải địa kỹ thuật dệt DJL;
  • Vải địa kỹ thuật dệt GET;
  • Vải địa kỹ thuật dệt DML;
  • Vải địa kỹ thuật dệt DM;
  • Vải địa kỹ thuật dệt PP;
  • Vải địa kỹ thuật dệt GM;

Vải địa kỹ thuật gia cường (phức hợp)

Nhóm vải phức hợp là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt. Thương hiệu vải địa gia cường được ưa chuộng nhất hiện nay là vải địa GET, DJL.

Đặc điểm

  • Cường độ chịu kéo cao từ 100-1000kN/m
  • Hệ số dão thấp, 1.45 sau 120 năm
  • Biến dạng nhỏ, 12% ở tải trọng tối đa.
  • Thoát nước nhanh

So sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Giống nhau

  • Về thành phần cấu tạo: Cả 2 loại vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt đều được sản xuất từ sợi nhựa nguyên sinh PP (Polypropylene) hoặc PE (Polyester).
  • Về khả năng ứng dụng: Cả 2 loại vải địa đều được áp dụng chủ yếu trong xử lý nền đất yếu, ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình giao thông, thủy lợi.
  • Về ưu điểm: Cả 2 loại đều có độ dẻo dai, bền bỉ cũng như thân thiện với môi trường.

Khác nhau

Tính phổ biến

Vải địa kỹ thuật dệt gia cường Vải địa không dệt
Ít phổ biến hơn chỉ sử dụng chủ yếu cho nền đường giao thông Phổ biến hơn từ lót nền đường giao thông đến lớp bảo vệ màng hdpe cho các hồ chứa.

Vải không dệt còn làm trồng cây trên mái, làm túi đựng cây, hoa

Các loại vải địa kỹ thuật dệt: Từ 25 kN/m đến 600 kN/m bao gồm:

+ GET 5, GET 10, GET 15, GET 20, GET 100, GET 200, GET 30, GET 300, GET 40, PP25…

Các loại vải địa không dệt: Từ 6 kN/m đến 30 kN/m bao gồm:

+ ART 7, ART 9, ART 12, ART 15, ART 17, ART 20, ART 25, ART 28, ART 30…

Ứng dụng

Vải địa kỹ thuật gia cường Vải địa không dệt
Làm cốt chịu kéo gia cường cho các kết cấu chịu lực Làm lớp phân cách, bảo vệ, lọc và thoát nước cho các kết cấu chịu lực

Giá thành sản phẩm

Vải địa dệt Vải địa không dệt
Cao hơn do cường độ chịu kéo cao và từ 8000 đ/m2 đến 60.000 đ/m2 Thấp hơn do cường độ chịu kéo nhỏ hơn và từ 7000 đ/m2 đến 30.000 đ/m2

Tính chất cơ lý và vật lý

Vải địa kỹ thuật gia cường Vải địa kỹ thuật không dệt
Lực kéo Cao: từ 25 kN/m đến 600 kN/m Thấp: từ 6 kNm đến 30 kN/m
Độ giản dài Thấp: từ 9% đến 25% Cao: từ 40% đến 80%
Sức kháng thủng CBR Cao từ 3.500N đến 20.000N Thấp hơn: Từ 1.000N đến 4.500N
Lực kéo giật Cao 1000N đến 7000N Thấp hơn từ 200N đến 2000N
Lực xé rách Cao từ 300N đến 3000N Thấp từ 100N đến 700N
Hệ số thấm Thấp từ 0.02 s-1 đến 0.6 s-1 Cao hơn từ 0.1 s-1 đến 3.0 s-1
Kích thước lỗ Cao: từ 0.075mm đến 0.34mm Thấp: từ 0.06mm đến 0.15mm
Khối lượng Cao: Phổ biến từ 200g/m2 đến 1000 g/m2 Thấp: phổ biến từ 100g/m2 đến 400g/m2
Quy cách khổ tiêu chuẩn Khổ vải 3.5m Khổ vải 4m

Công nghệ sản xuất

Vải địa dệt Vải địa không dệt
Công nghệ dệt Công nghệ xuyên kim, ép nhiệt và hóa dính

Địa chỉ cung cấp vải địa kỹ thuật chất lượng giá tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải địa kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng uy tín cung cấp vải địa kỹ thuật chất lượng. Vì vậy, khách hàng cần tìm hiểu kỹ. Để an tâm nhất về chất lượng, bạn nên ghé Ngọc Phát. Bởi đây là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vải địa kỹ thuật.

Với kinh nghiệm nhiều năm khi cung cấp nhiều loại vải địa kỹ thuật cho các công trình, Công ty Ngọc Phát tự hào là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật uy tín, chất lượng và giá vải địa kỹ thuật cạnh tranh nhất trên thị trường Việt Nam. Ngọc Phát cung cấp các loại vải địa kỹ thuật chất lượng cao bao gồm vải dệt, không dệt, phức hợp của thương hiệu nổi tiếng trong nước. Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tuyệt đối.

Với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vải địa kỹ thuật không dệt và dệt cho các công trình giao thông quốc gia, Ngọc Phát luôn sẵn sàng hợp tác với các chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu xây dựng trên tinh thần hợp tác vì lợi ích của khách hàng.

Sản phẩm của Ngọc Phát không chỉ ghi điểm ở chất lượng mà còn đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình. Ngoài ra, giá vải nội địa của Ngọc Phát cũng cạnh tranh nhất trên thị trường. Vì vậy, khi lựa chọn vải địa kỹ thuật Ngọc Phát, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như sự tối ưu về chi phí.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Thôn 5, Xã Nhật Tân, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
  • HOTLINE: 0989 686 661
  • Email: vaidiangocphat@gmail.com
  • Website: https://vaidiangocphat.com/

Bài viết là sự so sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt một cách chi tiết và đầy đủ nhất để bạn tham khảo và có thể lựa chọn được loại vải địa kỹ thuật phù hợp với công trình của mình.